TỔNG HỢP CÁC LOẠI VẢI THÔNG DỤNG
1. Vải Cotton
Vải Cotton là gì ?
Là loại vải được dệt từ các loại sợi tư nhiên tạo ra từ cây bông và một số chất bảo quản bằng hóa học. Nó có đặc điểm nhẹ, độ bền cao, thấm hút mồ hôi tốt, độ co giãn cao, giặt nhanh khô. Vải rất được ưa chuộng để may áo thun đồng phục hoặc là áo công nhân, bên cạnh đó nó còn thúc đẩy cho sự phát triển của ngành nông nghiệp của Việt Nam. Cotton hiện nay cũng là một trong các loại vải trên thị trường hiện rất được ưa chuông,
Cách nhận biết vải Cotton
- Sử dụng phương pháp giác quan: Nếu là vải cotton sẽ rất dễ gấp nếp và bị nhăn sau khi vò,sờ vào không có cảm giác lạnh như những vải pha khác.
- Áp dụng phương pháp nhiệt học: Vải khi đốt sẽ có lửa màu hồng, khói có màu xám, khi cháy xong không bị vón cục.
- Nhận biết bằng độ thấm nước: Vải thấm rất nhanh và đều.
2. Vải kaki
Vải kaki là gì ?
Là loại vải được dệt từ các sợi tự nhiên hoặc là các sợi tổng hợp dệt chéo với nhau. Có độ cứng và dày hơn nên phần lớn được sử dụng may đồng phục công sở, hoặc là đồng phục quán cafe. Ngoài ra vải kaki hiện cũng đang được dùng phổ biến để may nên các loại quần ống đứng hoặc là áo sơ mi dành cho Nam.
Phân loại vải Kaki
Vải Kaki được chia thành 2 nhóm chính là: Vải thun và vải không thun.
- Vải Kaki thun: là loại vải được pha thêm sợi Spandex nhằm giúp cho sợi vải co giãn và mặc thoải mãi hơn. Đây cũng là một trong các loại vải may đầm, chân váy, hoặc là áo vest….
- Vải Kaki không thun: Vải có đặc điểm là ít nhăn, có độ cứng cao. Thường dùng để may quần tây Nam tạo form đứng.
Cách nhận biết vải kaki
- Nhận biết vải kaki thun và không thun: Có thể phân biệt bằng cách dựa vào độ dày của vải. Loại vải vừa có độ mềm và mỏng cao thì đó là kaki thun, còn dày và cứng thì chính là vải kaki không thun.
- Vải kaki Polyester và kaki cotton: Bạn có thể đốt vải để kiểm tra, nếu là kaki cotton thì vải sẽ có ngọn lửa màu vàng, và tro sẽ tàn hết không bị vón cục. Còn nếu là Kaki PE thì khi đốt sẽ có mùi thơm nhẹ và bị vón cục.
3. Vải Jeans
Định nghĩa vải Jeans
Vải Jean hay còn được gọi là vải bò, được dệt từ vải cotton Duck hầu hệt chỉ có màu xanh đặc trưng. Đặc điểm của vải là bền, chắc, không bị co nhăn. Hầu hết được sản xuất từ các nước Châu Á trong đó có Việt Nam.
4. Vải nỉ
Khái niệm về vải nỉ:
Đây là loại vải rất được chuộng ở các nước phương tây đặc biệt các nước có khi hấu lạnh. Nó có đặc điểm giữ ấm rất tốt vì được bao phủ mới 1 lớp lông ngắn và mượt. Vải nỉ là loại vải được kết hợp giữa sợi vải thường và sợi len, bên ngoài được phủ bằng một lớp lông ngắn, khi sờ vào bạn sẽ cảm thấy mềm mại và mượt. Khi sử dụng mặc sẽ rất ấm.
Lịch sử hình thành vải nỉ:
Vào những năm 1990, vải nỉ bắt đầu được sử dụng vào đời sống, và ngày càng thịnh hành. Thời đầu vải nỉ làm ra với mục đích sử dụng để làm chăn mền, bọc ghế sofa, nhưng sau này nó được phát triển lên rồi ứng dụng để làm quần áo mặc cho trẻ em, quần áo của các phi hành gia, hoặc là leo núi. Ở các nước phương tây do thời tiết khá lạnh nên vải này được sử dụng rất nhiều.
Ưu điểm của vải nỉ:
- Là loại vải mềm mại, không bị xù lông.
- Có khả năng thấm nước tốt
- Đa dạng về màu sắc cũng như kiểu dáng.
Nhược điểm của vải nỉ:
- Dễ bị thấm nước.
- Nhanh bẩn.
- Khi sử dụng thì cảm giác nóng và hơi bí hơi.
Phân loại vải nỉ
- Vải Hàn Quốc: Có nhiều ưu điểm như mềm mại, độ co giãn tốt. Thường dùng làm đồ handmade.
- Vải nỉ thông thường: Mỏng hơn nỉ Hàn, có lớp lông nhẹ, khả năng co giãn tương đối, giá rẻ hơn vải Hàn.
5. Vải len
Khái niệm về vải len:
Là loại vải được làm từ lông động vật như cừu, dê… Trong đó lông cừu là loại được sử dụng phổ biến nhất. Thành phần chính của sợi len là Keratin hay còn gọi là xơ len chiếm đến hơn 90%, ngoài ra còn có các loại phụ phẩm để chống nấm mốc. Bên cạnh vải len làm từ sợi tự nhiên thì nó còn được làm từ sợi tổng hợp PAC, nhưng loại này thì không được sử dụng phổ biến.
Sau khi xơ len được thu thập rồi loại bỏ các tạp chất tiếp theo sẽ đem xe thành sợi để dệt vải. Để tránh còn mùi của động vật thì xơ len được làm sạch rất kỹ, bằng cách đun xơ trong các dung dịch hóa chất đậm đặc. Một số nước chuyên sản xuất phải len như: Úc, Mỹ, Argentina, Newzealand….
Ưu nhược điểm của vải len
Ưu điểm:
- Vải có chất liệu mềm mại, ít nhăn, sử dụng thấy thoải mái.
- Có độ co giãn và đàn hồi lớn.
- Khả năng hút ẩm cao.
- Có khả năng cách nhiệt, cách điện tốt.
- Khó bị cháy.
- Dễ dàng khi nhuộm.
Nhược điểm
- Gặp môi trường kiềm dễ bị hư hỏng.
- Dễ bị ám mùi.
- Giặt lâu khô.
Phân loại vải len từ động vật.
Vải lông cừu nguyên chất: là loại được làm hoàn toàn từ xơ lông cừu thường thấy. Vải len cashmere: là loại được làm từ sợi lông tơ của dê, khi dê được 12 tháng tuổi thì thợ lấy lôi sẽ sử dụng phương pháp thủ công thể thu hoạch. Loại dê này thường sống ở các cao nguyên hoặc là núi cao.
Làm từ lông cừu Merino: với Merino là tên của một loại cừu có nguồn gốc ở Tây Ban Nha nhưng sau này được nuôi ở nhiều nơi hơn như Úc, Nam Mỹ, Nam Phi… Len Angora: Là tên của một loại thỏ. Nhưng len làm từ loại này thường sẽ kết hợp thêm với một số sợi khác để đảm bảo được đặc tính của sợi len.
6. Vải kate
Vải kate là gì ?
Là vải được pha trọn giữa Cotton và Pholyester ( sợi tổng hợp ). Hiện nay nó là một trong những loại vải được thị trường rất ưa chuộng. Dừng dùng nhiều để làm quần áo, chăn ga đối đêm…
Đặc điểm của vải kate
- Có khả năng thấm hút tương đối tốt.
- Khi sử dụng vải không bị nhăn, mặt vải khá mềm và mịn.
- Giặt ủi dễ dàng và không gậy dị ứng với cơ thể.
- Khả năng giữ màu tốt.
Các nhận biết vải Kate
Để phân biệt được vải kate ta dựa trên các yếu tố sau:
- Khì sờ hoặc vò vào vải sẽ không thấy bị nhăn, ngược lại cảm thấy rất mịn và mát.
- Khi đốt vải kate sẽ có mùi tương tự như mùi nhựa, tro một phần nhỏ tan thành mịn, phần còn lại bị vón cục.
Phân loại vải kate:
- Vải kate Silk: Đây hiện là một trong những loại vải được sử dụng phổ biến nhất trong các loại kate. Chúng thường được dùng để may các bộ đồng phục học sinh, đồng phục công sở… Vải có đặc tính mềm, mượt và bền màu. Vải được làm hoàn toàn từ sợi tổng hợp với 100% PE (Polyester), Vải ít bị nhăn và khả năng thấm hút hơi kém.
- Vải Kate Mỹ: Loại này có giá thành khá cao, nhưng chất lượng tốt. Có sự đa dạng về màu sắc và nhìn rất bắt mắt. Vải khá bóng và mềm mịn. Được sử dụng phần lớn để may đồng phục áo sơ mi công sở, áo mặc sự kiện…
- Vải Kate Polin: Độ dày của loại vải này lớn, trong thành phần cấu tạo của vải có lượng sợi cotton lớn vì vậy khả năng thấm hút khá tốt.
- Vải Kate Ford: Vải tương đối dày và dễ bị đổ lông. Tuy hơi dày nhưng nó bù lại có khả năng thấm hút tương đối tốt.
- Vải Kate sọc: Được thiết kế theo với các đường sọc kẻ to nhỏ khác nhau. Loại này có giá thành tương đối cao. Là loại vải dùng để may áo sơ mi.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.